Có người giới thiệu mới có việc làm?
Ở Nhật, nếu được ai đó giới thiệu công việc thì cơ hội được nhận việc rất cao, thậm chí không cần phỏng vấn. Nhưng không có nghĩa là “cánh cửa cơ hội” sẽ đóng sầm lại với những ai không có quen biết. Chỉ cần bật “vệ tinh dò tìm”, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc part-time phù hợp. Chẳng hạn:
- Liên hệ Văn phòng trường bởi các trường thường có những công việc Arubaito cho sinh viên như đánh máy, thủ thư…
- Tìm thông tin tuyển dụng ở các ấn phẩm được trưng bày miễn phí tại các cửa hàng tiện lợi như Town Work, Free Working, Kyujin Journal, Kyujin Ascom…
- Sử dụng Website/App tìm kiếm công việc tại Nhật như: townwork.net; baito.mynavi.jp (mục dành cho du học sinh), www.baitoru.com...
- Dạo quanh những khu phố gần nhà và để ý xem có cửa hàng, quán ăn, siêu thị… dán thông báo tuyển dụng hay không. Nếu có, hãy trực tiếp vào hỏi hoặc lưu lại số điện thoại và liên hệ sau.
- Tham gia diễn đàn của các trường Đại học gần nơi bạn sinh sống vì rất có thể, bạn sẽ tìm thấy những công việc làm thêm không ngờ như hỗ trợ giáo sư làm đề tài nghiên cứu, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm…
Phải giỏi tiếng Nhật mới xin được việc?
Lại một hiểu lầm thường gặp! Ngay cả những bạn tuy đã có N2, N1 nhưng chưa thể giao tiếp trôi chảy cũng khó được nhận ở những công việc đòi hỏi giao tiếp tốt với khách hàng. Chỉ cần xác định đúng khả năng giao tiếp của bạn ở mức nào, chắc chắn sẽ có công việc phù hợp. Chẳng hạn, nếu tiếng Nhật của bạn dừng lại ở mức độ giao tiếp căn bản, bạn có thể tìm những công việc không yêu cầu giao tiếp như rửa chén, dọn phòng, giao báo. Nếu bạn nghe khá nhưng giao tiếp chưa lưu loát hãy chọn những công việc như lễ tân tại khách sạn. Nếu mức độ nghe nói tương đối tốt, bạn có thể làm phục vụ quán, nhân viên thu ngân. Với những bạn có khả năng tiếng Anh tốt, có thể thử công việc dạy tiếng Anh cho người Nhật tại những trang như hello-sensei.com.
“Phát hoảng” khi lần đầu giao tiếp qua điện thoại
Dẫu đã “tu luyện” nhiều đầu sách luyện nghe nói tiếng Nhật nhưng nếu chưa có cơ hội giao tiếp với người Nhật nhiều, đặc biệt là nói chuyện qua điện thoại thì chắc hẳn bạn sẽ phát hoảng vì tốc độ nói thực tế của họ rất nhanh, sử dụng nhiều kính ngữ. Bỏ túi một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé!
- Những câu đầu tiên thường là chào hỏi, giới thiệu tên người gọi, tên quán, địa chỉ quán. Do đó, sau khi gửi hồ sơ xin việc, hãy tra trước cách đọc tên quán, địa chỉ quán để nhớ. Nhưng nếu không kịp nhớ ra những chi tiết đó thì bạn có thể lướt qua vì đó là những danh từ riêng. Sau khi kết thúc cuộc gọi, bạn có thể tra được số điện thoại vừa gọi đến từ công ty nào.
- Luôn tập trung. Bởi tâm lý bạn sẽ thường mất tập trung từ những phút đầu tiên chỉ vì không thạo cách đọc tên đường, tên quán. Điều này sẽ khiến bạn lỡ mất cơ hội nghe nội dung quan trọng tiếp theo như giờ giấc, địa điểm phỏng vấn…
- Với những người phỏng vấn có thiện chí, khi bạn chưa nghe hiểu kịp, họ sẽ chậm rãi giải thích với từ vựng dễ hiểu hơn. Sau khi nghe xong, bạn nên xác nhận lại nội dung bạn hiểu bằng từ vựng bạn biết. Trường hợp gặp người khó tính, thấy bạn ấp úng sẽ mặc định bạn không nghe nói được và từ chối hẹn phỏng vấn bạn ngay. Do vậy hãy chuẩn bị kĩ càng có thể để nghe nói được trôi chảy!
29/05/2020 | 3439 | 3 hiểu lầm khi tìm việc làm thêm tại Nhật |
20/05/2020 | 3880 | Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu |
20/12/2019 | 4153 | Khám phá 5 quán trà sữa ngon nhất nhì Tokyo |
09/12/2019 | 3416 | 5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản |