Văn hóa chia tiền ăn uống của người Nhật

07/08/2019                                 1511
Phí đi ăn gia đình, hẹn hò, thậm chí tiền khách sạn… đều được người Nhật chia đều nhằm tạo sự thoải mái và sòng phẳng.

Văn hóa Warikan

Ở Nhật Bản, mỗi khi đi ăn, đi chơi hay sinh hoạt chung với nhau, người ta thường tự trả phần của mình. Văn hóa này có tên Warikan, hay theo cách của phương tây là “Lets go Dutch”. Sự chia sẻ này rất sòng phẳng và rõ ràng, đến mức nhiều nhà hàng khi in hóa đơn sẽ chia luôn số tiền tính theo tổng đầu người, và bạn chỉ cần lấy đúng bằng đó tiền ra trả mà không cần phải lôi điện thoại ra cộng trừ nhân chia cho mất thời gian.

Dù là đi ăn cả gia đình, hóa đơn vẫn được chia đều theo đầu người.

Thi thoảng nhà mình rủ bạn bè người Nhật đi chơi, đi du lịch, ăn nhậu, và việc giữ các hóa đơn chi trả tiền mua thực phẩm ở siêu thị, mua xăng hay phí cao tốc đường dài là rất cần thiết để tiện “Campuchia”. Cũng có lúc mình ẩu làm mất hóa đơn, cảm thấy phiền lắm vì tự nhiên đẩy tất cả các bên vào thế khó xử, dù tất nhiên không ai nặng nề quá chuyện đó, nhưng rõ ràng vẫn hơn.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm chia tiền là tốt. Nếu bạn đi ăn với các bậc lớn tuổi hơn, hoặc người ở vai vế cao hơn, người bề trên sẽ trả toàn bộ chi phí bữa ăn hoặc phần tiền lớn hơn. Điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (Cám ơn vì đã chiêu đãi).

Khi người Nhật hẹn hò

Ở Nhật, nhiều người vẫn tin rằng việc người đàn ông trả tiền cho phụ nữ là điều thể hiện anh ta biết cư xử, thậm chí còn được viết trong sách dạy ứng xử như một thứ tiêu chuẩn hẹn hò. Tuy nhiên, ngày nay, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều.

Năm ngoái, cơn bão tin tức online đã bùng lên xoay quanh việc một cô gái Trung Quốc đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã bị đề nghị chia tình phí 50-50 sau khi hẹn hò với một chàng người Nhật. Cô này bày tỏ sự khó chịu trên blog cá nhân và sự việc trở thành đề tài tranh cãi vì thanh niên Nhật đã thay đổi các nguyên tắc hẹn hò.

Cô đã tự hỏi phải chăng anh chàng không thích mình, hay vì mình là người nước ngoài mà bị đối xử như vậy. Sau khi nghe bạn học giải thích điều đó là chuyện bình thường đối với giới trẻ Nhật ngày nay, cô vẫn không hết ấm ức vì ở đất nước cô, việc đàn ông trả tiền cho buổi hẹn là chuyện rất phổ biến. Khi người con gái đề nghị trả hóa đơn, họ còn bị coi là xúc phạm người đàn ông của mình. Hoặc cô cho rằng, nếu có chia tình phí thì cô nên là người trả ít hơn mà không cần sòng phẳng chia đôi như vậy.

Báo chí cũng cho biết nhiều cô gái nước ngoài khác thậm chí đã cảm thấy bị xúc phạm hoặc không có buổi hẹn tiếp theo với anh chàng Nhật khi một số người cố gắng chia cả hóa đơn của khách sạn.

Những cô gái này đều là người trẻ tuổi nên bạn trai của họ cũng thuộc giới trẻ. Đàn ông Nhật lớn lên dựa trên cơ sở được giáo dục và thụ hưởng sâu sắc tinh thần bình đẳng của xã hội, từ đó nguyên tắc hẹn hò của họ ngày nay cũng dần thay đổi mà không giống như thế hệ trước.

Hiện giờ, các chàng trai Nhật đều đề nghị người yêu sòng phẳng khi tính tình phí.

Trong quá khứ, đàn ông luôn được coi là người phải trả tiền thì ngày nay, nhiều trường hợp chia tiền sòng phẳng ngay cả khi đang hẹn hò. Xét trên phương diện công bằng mà nói, ai cũng phải vất vả để kiếm tiền, và nam giới, những người cũng có khó khăn tài chính riêng, luôn muốn cô gái mình hẹn hò chia sẻ chi phí với họ. Họ cho rằng ít nhất nửa kia nên đề xuất chia tiền và có thể “Hy vọng nhận được lời từ chối của nam giới” hơn là trông chờ vào việc được bao toàn bộ bữa ăn. Nếu ko móc ví chia tiền ngay trong bữa ăn, họ có thể phân chia tự giác theo kiểu tôi trả tiền ăn, anh trả phí khách sạn, hoặc lịch sự hơn thì người phụ nữ góp khoảng 30% chi phí cho một buổi hẹn. Văn hóa Warikan còn diễn ra ngay cả đối với các cặp vợ chồng trẻ, và nhiều người coi đó là điều rất bình thường, tự nhiên.

Tờ Fukui Shimbun đã thực hiện phỏng vấn nhiều đàn ông Nhật, trong đó có một người đang hẹn hò với bạn gái cùng công ty. Bữa ăn của họ được công ty chi trả, tuy nhiên anh chàng vẫn than phiền rằng mình phải trả nhiều tiền hơn một chút so với bạn gái của mình khi họ hẹn hò, và anh ta cho rằng họ cần trả số tiền chính xác giống như nhau. Việc này khiến cho văn hóa bình đẳng tài chính trở nên sai lệch và bị lạm dụng quá mức.

Các cô gái cũng muốn được bình đẳng tài chính

Mình từng nhận được một lời nhận xét khá thú vị về bạn trai người Nhật của một cô bạn gái Việt Nam: “Anh ấy không giống như các anh Nhật khác”- không giống ở đây có nghĩa là anh ấy trả hết các hóa đơn, thậm chí chia sẻ và lo lắng cho cô khá nhiều về mặt tài chính.

Sự thay đổi này dẫn đến nhiều tranh cãi. Một số phụ nữ cho rằng họ nên trả tiền vì họ cũng bình đẳng với nam giới, họ không muốn mắc nợ người khác chỉ vì được trả tiền hộ, và họ có thể thanh toán hóa đơn sòng phẳng bằng thẻ. Một số người lại cho rằng gã đàn ông không chịu chi tiền cho buổi hẹn hò là kẻ keo kiệt không lịch lãm. Nhiều cô gái vẫn tin rằng mình nên được trả tiền hộ khi hẹn hò và mình cũng chỉ nên hẹn với những anh chàng biết trả tiền cho phái nữ.

Nhiều cô gái thích sòng phẳng tài chính với nam giới vì không muốn có cảm giác mắc nợ.

Vì vậy, nếu bạn là một anh chàng nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội hẹn hò với một cô gái Nhật, bạn hãy đừng ngại ngần đặt ra câu hỏi liệu rằng cô ấy muốn chia hóa đơn không. Đôi khi, cô ấy thực sự muốn sòng phẳng, đôi khi cô ấy chỉ muốn tỏ ra lịch sự. Và cách sử xự tốt đẹp nhất là nói: “Không sao đâu, để anh”, bạn sẽ thực sự gây ấn tượng cho cô ấy. Mình biết rất nhiều chàng trai Việt Nam, Thái Lan tạo được ấn tượng tốt với bạn gái Nhật khi biết hành xử khác các anh Nhật lạnh lùng.

Nếu bạn là một cô gái Việt Nam, khi hẹn hò với một người Nhật, hãy mang theo tiền, sẵn sàng chia hóa đơn khi cần thiết và chuẩn bị tâm lý đừng thất vọng, cũng đừng coi điều này là xấu.

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA TỪ VJEC.
Tin cùng chuyên mục
3 hiểu lầm khi tìm việc làm thêm tại Nhật

3 hiểu lầm khi tìm việc làm thêm tại Nhật

Làm thêm (アルバイト - Arubaito) là trải nghiệm cực kỳ thú vị khi du học tại Nhật. Không chỉ có thêm tiền sinh hoạt, bạn còn có nhiều cơ hội để giao tiếp, học tập tác phong làm việc của người Nhật. Để có được công việc phù hợp, hãy tránh khỏi 3 hiểu lầm phổ biến dưới đây nhé!
29/05/2020  1887
Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu

Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu

Ngoài cách đếm, tính năm theo dương lịch như các quốc gia khác, Nhật Bản còn một cách tính năm độc đáo khác là cách tính năm theo niên hiệu và số năm trị vì của vị Nhật Hoàng đương thời. Đây là cách tính lịch được người Nhật dùng phổ biến, nhất là trong các giấy tờ hành chính, vì thế thực tập sinh Việt nên biết cả hai lịch để có thể tính chính xác được năm cần điền nhé.
20/05/2020  3095
Khám phá 5 quán trà sữa ngon nhất nhì Tokyo

Khám phá 5 quán trà sữa ngon nhất nhì Tokyo

Bạn là tín đồ trà sữa và sắp sửa đi Nhật, đang lo lắng vì sẽ không còn dịp uống món khoái khẩu này? Nếu đến Tokyo, bạn không cần phải “cai trà sữa” vì ngay trong lòng thành phố sừng sững 5 quán trà sữa ngon nhất nhì, nhất định sẽ không làm bạn thất vọng.
20/12/2019  2341
5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản

5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản

Nếu ở TP.HCM, khu Lê Thánh Tôn được mệnh danh là “phố người Nhật” thì tại Nhật Bản cũng có những khu phổ tập trung nhiều cộng đồng người Việt. Dưới đây là 5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản.
09/12/2019  2299
Tin mới

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi