Cảnh báo lừa đảo đi lao động Nhật Bản bằng ‘visa tị nạn’

27/02/2019                                 1586
Nhật Bản là một điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với du khách, mà trong những năm gần đây Nhật Bản cũng là thị trường được người lao động Việt Nam lựa chọn. Lợi dụng điều này, nhiều công ty tư vấn và công ty phái cử thiếu đạo đức đã đưa ra nhiều chiêu trò lừa đảo như xúi giục người lao động rằng ‘sau khi xin tị nạn 6 tháng ở Nhật Bản thì có thể ở lại làm việc’.

Trước thực trạng này, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo về việc một số môi giới đang lừa đảo người lao động có thể sang Nhật Bản làm việc bằng visa tị nạn.

Cụ thể, theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, việc xin tị nạn là trường hợp người dân bị chính phủ nước sở tại bức hại đến mức phải bỏ trốn đến Nhật Bản cầu xin sự bảo vệ của Chính phủ Nhật Bản. Thực tập sinh kỹ năng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ nước sở tại để đến Nhật Bản không thể là người tị nạn. “Cho tới nay chưa từng có thực tập sinh kỹ năng Việt Nam nào được chứng nhận là người tị nạn ở Nhật Bản” – Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh.

Liên quan đến công tác quản lý, chấn chỉnh các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, mới đây 3 công ty xuất khẩu lao động vừa bị Thanh tra Bộ LĐTB&XH xử phạt do vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong tháng 1/2019. Cụ thể, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhân lực VietPround với mức phạt là 30 triệu đồng, do Công ty này không cung cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Cũng trong tháng 1/2019, Thanh tra Bộ LĐTB&XH ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Triển Việt 90 triệu đồng. Lý do là không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định; thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; không cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

Đáng chú ý, Công ty cổ phần kết nối nhân lực Việt là doanh nghiệp bị phạt cao nhất trong tháng 1/2019 với mức phạt là 120 triệu đồng. Cụ thể, Công ty này bị xử phạt do không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định; thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; không đăng ký mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cấp cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định; nộp không đầy đủ số tiền đóng góp của người lao động vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA TỪ VJEC.
Tin cùng chuyên mục
Xuất khẩu lao động 9 tháng vượt mục tiêu cả năm 2023

Xuất khẩu lao động 9 tháng vượt mục tiêu cả năm 2023

9 tháng qua, Việt Nam đã đưa được hơn 111.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi xuất khẩu của cả năm 2023. Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu về việc tiếp nhận lao động Việt Nam...
13/11/2023  953
Những thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021

Những thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021

Trong 5 năm trở lại đây, chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều lao động Việt Nam. Bởi lợi ích khi đi Nhật làm việc là rất lớn. Đặc biệt, sang năm 2021, Chính phủ Nhật Bản còn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút lao động nước ngoài đến Nhật Bản sinh sống và làm việc. Vậy những chính sách đó là gì? Hãy cùng VJEC đi tìm hiểu nhé !
28/12/2020  2098
Tin mới

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi